Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009

Thiếu lâm tự _huyền thoại và sự thật


Theo truyền thuyết của Phật Giáo Thiền Tông Trung Hoa, sau khi từ biệt Lương Vũ Đế, Bồ Đề Đạt Ma đã vượt sông Trường Giang (Dương Tử Giang) trên một ngọn cỏ lau (cước đạp lô diệp quá giang) đi đến chùa Thiếu Lâm và trụ trì ở đó. Ngày nay ở Thiếu Lâm tự vẫn còn bức tượng "cước đạp lô diệp quá giang" miêu tả tích này. Tại ngôi chùa này, ông đã thực hành thiền định trong chín năm liền quay mặt vào vách núi (cửu niên diện bích).

Trong thời gian trụ trì và thuyết pháp, nhận thấy các tăng nhân trong chùa có thể lực rất yếu kém không thể chống chọi nổi với thời tiết và khí hậu khắc nghiệt của vùng núi rừng hiểm trở, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ gọi là Cửu Long sáng tạo nên một số bài tập để rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ cho quá trình tu hành.

Các bài tập của Bồ Đề Đạt Ma cho đến hiện nay vẫn chưa thể xác định được.

Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là các bài tập của Bồ Đề Đạt Ma có kèm theo một số các thủ thuật xoa bóp và điểm huyệt gọi là Án Ma Pháp (Anma Faat 按摩法) giống như phương pháp châm cứu và bấm huyệt của Đông y học Trung Quốc và phương pháp massage của phương Tây ngày nay. Do vậy trong các bài quyền của hầu hết các hệ phái Thiếu Lâm sau này thường hay có những động tác vỗ chân vỗ tay nhằm kích hoạt (activate) lên các huyệt đạo để phát động nguồn Khí lực trong cơ thể đồng thời để tạo khí thế khi diễn tập với mục đích làm cường kiện thân thể.

Một võ tăng Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam trong thế tấn Chảo Mã ở chiêu thức Mỹ Nhân Chiếu Kính (người đẹp soi gương), một chiêu thức đặc trưng trong bài Ngũ Lộ Mai Hoa quyền.

Các bài tập thở và xoa bóp huyệt đạo để đả thông khí huyết trong hệ kinh mạch của võ Thiếu Lâm có liên hệ mật thiết sau này với các phương pháp của trường phái triết học Trung Hoa cổ đại là phái Đạo Gia với Phép đạo dẫn mà nó chính là phương pháp luyện tập hơi thở và truyền dẫn nguồn năng lượng nội sinh (Inner Power) trong cơ thể được gọi là khí (tiếng Trung Hoa phát âm là Qi, tiếng Nhật là Ki cũng gần như nhau). Đó chính là phương pháp Khí công chỉ chuyên luyện nội khí, vận khí (dẫn khí), dụng khí hóa kình trong quyền thuật và Điểm Huyệt của võ Thiếu Lâm.
Download