Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

Bạch mã khiếu Tây phong


Bạch mã khiếu tây phong (Tiếng Trung Quốc phồn thể: 白馬嘯西風, giản thể: 白马啸西风; bính âm: Bai Ma Xiao Xi Feng) là một trong những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, xuất bản lần đầu vào năm 1962 trên Minh Báo.

Câu chuyện nói về hành trình lưu lạc của Lý Văn Tú, con gái của Bạch Mã Lý Tam và Kim Ngân Tiểu Kiếm Tam Nương Tử (Thượng Quan Hồng). Vợ chồng Lý Tam trên đường đi tìm kho báu (Cao Xương mê cung) thì bị người của tiêu cục Tấn Uy truy sát dẫn đến phải bỏ mạng tại miền sa mạc Hồi Cương. Cô bé Lý Văn Tú lạc vào bộ tộc ngưới Cáp Tát Khắc (Nội mông) và được một người Hán (Kế lão lão) nuôi nấng. Lúc đó Lý Văn Tú mới 8 tuổi. Trong một lần tình cờ đuổi theo chim Thiên Linh, Lý Văn Tú gặp Tô Phô (con trai Tô Lỗ Khố - dũng sĩ số một của người Cáp Tát Khắc) và từ đó 2 đứa trẻ thường xuyên đi chăn cứu, kể chuyện và hát cho nhau nghe.

Một hôm, 2 đứa trẻ đang ngồi trông đàn cứu thì một con sói lớn bất ngờ tấn công Lý Văn Tú, Tô Phổ đã liều mình giết sói giải cứu Lý Văn Tú, tuy nhiên Tô Phổ bị sói cắn vào cổ. Lý Văn Tú vội lấy chiếc khăn của mình buộc vết thương cho Tô Phổ. Vừa lúc đó bố của Tô Phổ là Tô Lỗ Khắc đi tới, biết được việc con trai đã giết được con sói lớn nên rất vui mứng. Nhưng khi gặp Lý Văn Tú, biết cô gái là người hán nên do thâm thù từ trước (với người Hán, đã cướp bóc và giết vợ và con trai lớn của Khắc) nên đã cấm con trai mình qua lại với Lý Văn Tú. Thời điểm này 2 đứa trẻ thơ ngây còn chưa hiểu gì về tình yêu
Download